View 1
Góc học tập - giải trí của học sinh Việt Nam
HOMEBlogchat

Tập làm văn Bài viết số 5 Lớp 8

Đề 1: Giới thiệu một đồ dùng trong học tập hoặc trong sinh hoạt
Đề 2: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em.
Đề 3: Giới thiệu về một loài hoa hoặc một loài cây.
Đề 4: Thuyết minh về một giống vật nuôi.
Đề 5: Giới thiệu một sản phẩm, một trò chơi mang bản sắc Việt Nam.

Một số bài làm mẫu

Đề 2: Nếu có dừng chân qua vùng Thất Sơn – An Giang thì chắc chắn rằng các bạn sẽ không thể nào quên ghé thăm để thưởng thức cái đẹp của vùng bảy núi. Nhưng các bạn muốn vừa du lịch vừa tìm hiểu lịch sử thì xin dừng chân lại ngọn đồi Tức Dụp thuộc núi Tô (Phụng Hoàng Sơn) tại tỉnh An Giang.
Đồi Tức Dụp nằm tại xã An Tức huyện Tri Tôn tỉnh An Giang.Gọi là Tức Dụp vì người Khơ- me gọi riêng nó là nước đêm. Nó cao khoảng 216 m , diện tích hơn 2 km vuông , chu vi hình cánh cung khoảng 3m.Tương truyền ngày xưa các nàng tiên nữ giáng trần dạo chơi trên ngọn núi Tô,các nàng nghịch phá lấy đá ném xuống chân núi các phiến đá chồng chất lên nhau tạo thành đồi Tức Dụp với nhiều lò ảng (hang trong núi) chi chít như tổ ong vĩ đại, đây cũng là một yếu tố quan trọng trong xây dựng căn cứ kháng chiến của Tỉnh ủy An Giang.
Từ những năm 30-40 của thế kỉ XX , Tức Dụp đã mang trong mình ngọn lửa đấu tranh của cách mạng. Năm 1940 là căn cứ của các chiến sĩ vô danh.1960 là căn cứ quan trọng của Tỉnh ủy An Giang.Cho đến năm 1968 quân Mĩ đã biết chỗ ẩn náu của cách mạng nên bắn phá điên cuồng.Những trận chiến liên tục nổ ra nhưng trận chiến khiến mọi người nhớ nhất đó là trận 128 ngày.Để chuẩn bị cho trận chiến này Mĩ ngụy đã chuẩn bị rất cặn kẽ. Trung tướng Mĩ Ét – ca đã cho 18000 quan gồm các sư đoàn 9,21 và các tiểu đoàn biệt động quân, biệt động dù, biệt động mĩ,…với những vũ khí chiến tranh hết sức hiện đại như một thiết đoàn M.113( 36 chiếc), một lữ đoàn pháo binh với 6 trận đại pháo từ 105 li đến 155 li, 12 khẩu đại bác, bom B52,B57,F4…. Trong khi đó quân cách mạng chỉ còn 40 người với những vũ khí thộ sơ , những trái bom tự chế và những chiến lợi phẩm không đáng kể.Cuộc chiến không cân sức đã diễn ra nhưng do ta có chiến lượt khôn ngoan nên đã giành thắng lợi. Thiệt hại mà Mĩ phải nhận do chính sách điên cuồng của mình là 2700 tên bị ta giết,phá hủy 11 xe thiết giáp, làm hỏng 9 khẩu pháo 105 li , bắn rơi 2 máy bay và 3 trực thăng.Thiệt hại về chiến phí của Mĩ ngụy lên đến 2 triệu USD và cũng từ đó ngọn đồi này nổi tiếng với cái tên “ngọn đồi 2 triệu đô la”.Chiến tranh đã qua đi cho đến 1/4/1985 Bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia và được nhà nước trao tặng 8 chữ vàng ” kiên cường bám trụ, giữ vững núi Tô”
Bây giờ Tức Dụp không còn xơ xác như xưa nữa , nhờ bàn tay con người màu xanh đã trùm lên trên ngọn đồi này.Các bạn có thể thử tài thiện xạ của mình khi các bạn vào phòng bắn súng. Các bạn có thể đi hóng mát , dã ngoại quanh đồi Tức Dụp. Ngoài ra còn có sở thú với nhiều loài thú qúy hiếm như đà điểu châu Phi , cá sấu , vọoc mũi sếch và các bạn còn có thể chơi các trò chơi dân gian,…. thưởng thức những món ngon đồng quê.Đặc biệt các bạn có thể vào trong hang để khám phá di tích lịch sử,….
Tức Dụp đã được con người điểm tô trở nên xinh tươi và đẹp đẽ hơn nhưng có phai đâu những dấu tích xương máu những biến cố chiến tranh đã in hằng vào vách đá.Nó đã được lưu giữ mãi mãi. Nó đã được người dân chúng tôi bảo vệ xây dựng để ngày càng đẹp hơn.Tức Dụp- niềm tự hào của An Giang và cũng là niềm tự hào của đất nước Việt Nam đang hiện hữu sừng sừng uy nghiêm giữa đất trời Việt Nam.

Đề 5: Tò he, nếu ai chưa một lần được nghe và nhìn thấy chắc chắn không khỏi thắc mắc “Tò he là gì?”. Tò he là một đồ chơi rất dân dã, thô sơ, mộc mạc làm bằng thủ công nhưng lại rất sinh động, bắt mắt bởi hình dáng và màu sắc.

Xưa, Tò he là sản phẩm mang nhiều ý nghĩa: chơi, ăn, cúng, lễ…Cái tên “Tò he” cũng tồn tại trong dân gian từ khá lâu, và người làm nghề có ở nhiều nơi, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là làng Xuân La (xã Phượng Dực, Phú Xuyên- Hà Tây). Người dân xã Xuân La có câu ca: “Thứ nhất bánh đa, thứ nhì bánh cuốn, thứ 3 chim cò” để chỉ những nghề phụ của địa phương. “Chim cò” ở đây chính là nghề nặn Tò he. Tuy không phải nghề bí truyền nhưng hiện nay chỉ người dân Xuân La mới biết làm thứ đồ chơi này. Người đầu tiên đưa nghề nặn Tò he về làng là ông Vũ Văn Sai. Là người hay đi đây đó, khi sang Trung Quốc thấy những đồ chơi này hấp dẫn trẻ em, ông đã học về làm rồi truyền cho người dân trong làng. Ban đầu, người ta gọi là nghề chim cò vì trước đây đa phần người trong làng chỉ nặn những con chim, con cò để bán, sau gọi là nghề nặn chiến sĩ vì lúc đó người ta chỉ nặn những anh bộ đội, chị dân công. Về sau, người làng có sáng kiến gắn thêm những chiếc kèn vào đó để thu hút sự chú ý của trẻ em. Từ đó, nó mới có tên gọi là Tò he”.

Để nặn một tác phẩm tò he, công việc đầu tiên là phải chuẩn bị chất liệu gồm: bột gạo chín pha màu phẩm. Bột gạo được pha theo tỷ lệ 1 kg gạo tẻ với 1 lạng gạo nếp, trộn đều ngâm nước cho bở rồi đem giã hoặc xay thành bột, sau đó đem luộc hoặc đồ chín rồi bỏ ra thấu nhanh tay cho quyện, dẻo. Nếu vào những mùa nóng hoặc trời hanh khô, phải cho bột nếp nhiều hơn mới giữ được độ dẻo lâu. Khi bột đã thấu, mới cho tiếp các phẩm màu vào. Ngoài các màu chính như đỏ, vàng, xanh, đen, nếu cần những màu trung gian như hồng, ghi, cam… thì pha chế từ các màu cơ bản trên, rồi trộn vào bột. Màu sắc của bột làm tò he trước đây được chế từ những màu thực vật của cây cỏ, hoa lá trong thiên nhiên, nên có thể ăn được. Màu đen đốt ở rơm ra. Màu vàng chế từ hoa hòe, hoặc củ nghệ già. Màu đỏ lấy từ thân cây gỗ vang, hoặc chiết suất từ hoa hiên, quả dành dành… Màu xanh chàm lấy từ là chàm. Tất cả những màu trên, sau khi chiết suất, được pha thêm ít bột, rồi cho lên bếp quấy từ từ cho chín tới, vừa để diệt khuẩn, vừa giữ độ bền màu. Ngoài bột là vật liệu chính ra, người làm tò he còn phải chuẩn bị thêm một số phụ trợ khác như vòng nứa (nếu làm “bánh vòng”), que tre (nếu làm chim cò hoặc chiến sĩ) để làm đài hoặc làm cốt.

Đồ nghề để tạo tác cũng rất đơn giản gồm: một con dao bài con, một chiếc lược chải tóc và một miếng sáp ong.Khi nặn đôi tay linh hoạt và khéo léo… Để tạo vân xoắn, bột màu được vê thành sợi nhỏ, quấn sát vào nhau theo chiều từ trong ra ngoài của lòng bàn tay. Các kỹ thuật ngắt bột, vê, dán phải chính xác thì sản phẩm mới sắc nét, có hồn
Ngày nay việc làm tò he đơn giản hơn. Thay vì giã bột, người ta dùng máy xay cho nhuyễn sau đó để khô rồi đem luộc. Khi luộc chín, họ để nguội rồi đem nhuộm màu. Người ta cũng dùng các loại màu công nghiệp để làm cho tiện, màu sắc cũng phong phú hơn. Người nặn tò he hiện nay cũng kiêm luôn nghề bán hàng. Họ không nặn sẵn tò he mà đi tới đâu nặn tới đó theo yêu cầu của khách hàng. Giá của mỗi con tò he cũng dao động từ 2.000-5.000 đồng.

Tò he cụ bán mấy đồng, con mua một chiếc cho chồng con chơi.
Chồng con đánh hỏng thì thôi, con mua chiếc khác con chơi một mình.

Người ta yêu Tò he ở cái mộc mạc, đậm tính dân tộc của tò he, ở tính thủ công từ những đôi tay khéo léo.

Ngày nay, sở dĩ Tò he chưa được quảng bá rộng rãi ra nước ngoài là vì nhựơc điểm của chất liệu tạo ra chúng: bột gạo rất rẻ và dẻo khi nặn nhưng lại không để được lâu, dễ bị mốc và khô, nứt. Mỗi sản phẩm tò he thông thường chỉ để được từ 3 đến 30 ngày(tuỳ thuộc vào tay nghề của thợ nặn, thời tiết và cách bảo quản). Một số nghệ nhân nghĩ ra cách thử nặn tò he bằng bột đao. Tò he làm bằng bột đao có thể để được rất lâu (khoảng 1năm) mà không sợ nứt, mốc. Nhưng nhược điểm là rất khó nặn và không đẹp bằng tò he làm từ chất liệu bột gao. Hơn nữa, khi nặn xong phải đem luộc lại – mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, thợ nặn phải làm trước ở nhà rồi mới đem bán. Chính điều này làm mất đi cái hay của tò he – người mua được chứng kiến tận mắt bàn tay khéo léo của thợ nặn

Đề 2: ”Dù ai đi ngược về xuôi,
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng mười tháng ba.”

Giỗ tổ Hùng Vương hay lễ hội đền Hùng là một lễ hội lớn mang tầm vóc quốc gia ở Việt Nam. Hàng năm, vào ngày 10 tháng 3 âm lịch, hàng vạn người từ khắp mọi miền tổ quốc đổ về đền Hùng để tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc.

Đền Hùng là một khu du lịch nổi tiếng nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, huyện Phong Châu, tỉnh Vĩnh Phú cách Hà Nội 100km về phía Bắc. Đó là một quần thể kiến trúc bao gồm lăng tẩm, đền, miếu cổ kính. Do những biến động của lịch sử và sự khắc nghiệt của thời gian, các kiến trúc ở đền Hùng đã được trùng tu và xây dựng lại nhiều lần, gần đây nhất là vào năm 1922. Từ chân núi đi lên, qua cổng đền, điểm dừng chân của du khách là đền Hạ, tương truyền là nơi bà Âu Cơ đẻ ra bọc trăm trứng. Trăm trứng ấy đẻ ra trăm người con, năm mươi người theo cha xuống biển, bốn chín người theo mẹ lên núi. Người con ở lại làm vua, lấy tên là Hùng Vương (thứ nhất). Qua đền Hạ là đền Trung, nơi các vua Hùng dùng làm nơi họp bàn với các Lạc hầu, Lạc tướng. Trên đỉnh núi là đền Thượng là lăng Hùng Vương thứ sáu (trong dân gian gọi là mộ tổ) từ đền Thượng đi xuống phía Tây nam là đền Giếng, nơi có cái giếng đá quanh năm nước trong vắt. Tương truyền ngày xưa các công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa, con vua Hùng Vương thứ mười tám, thường tới gội đầu tại đó.

Lễ hội đền Hùng bao gồm những hoạt động văn hóa, văn nghệ mang tính chất nghi thức truyền thống và những hoạt động văn hóa dân gian khác… Các hoạt động văn hóa mang tính chất nghi thức còn lại đến ngày nay là lễ rước kiệu vua và lễ dâng hương. Đó là hai nghi lễ được cử hành đồng thời trong ngày chính hội. Đám rước kiệu xuất phát từ dưới chân núi rồi lần lượt qua các đền để tới đền Thượng, nơi làm lễ dâng hương. Đó là một đám rước tưng bừng những âm thanh của các nhạc cụ cổ truyền và màu sắc sặc sỡ của bạt ngàn cờ, hoa, lọng, kiệu, trang phục truyền thống… Dưới tán lá mát rượi của những cây trò, cây mỡ cổ thụ và âm vang trầm bổng của trống đồng, đám rước như một con rồng uốn lượn trên những bậc đá huyền thoại để tới đỉnh núi Thiêng.

Góp phần vào sự quyến rũ của ngày lễ hội, ngoài những nghi thức rước lễ còn những hoạt động văn hóa quần chúng đặc sắc. Đó là những cuộc thi hát xoan (tức hát ghẹo), một hình thức dân ca đặc biệt của Vĩnh Phú, những cuộc thi vật, thi kéo co, hay thi bơi trải ở ngã ba sông Bạch Hạc, nơi các vua Hùng luyện tập các đoàn thủy binh luyện chiến.

Người hành hương tới đền Hùng không chỉ để vãn cảnh hay tham dự vào cái không khí tưng bưng của ngày hội mà còn vì nhu cầu của đời sống tâm linh. Mỗi người hành hương đều cố thắp lên vài nén hương khi tới đất Tổ để nhờ làn khói thơm nói hộ những điều tâm niệm của mình với tổ tiên. Trong tâm hồn người Việt thì mỗi nắm đất, gốc cây nơi đây đều linh thiêng và chẳng có gì khó hiểu khi nhìn thấy những gốc cây, hốc đá cắm đỏ những chân hương.

Trẩy hội Đền Hùng là truyền thống văn hóa đẹp của người Việt Nam. Trong rất nhiều những ngày hội được tổ chức trên khắp đất nước, hội đền Hùng vẫn được coi là hội linh thiêng nhất bởi đó là nơi mỗi người Việt Nam nhớ về cội nguồn và truyền thống oai hùng, hiển hách của cha ông.

Đề 2:

Ai đã từng 1 lần đặt chân đến thăm quê hương tôi hẳn không thể nào quên những đảo đá sống động, làn nước trong xanh và cái không khí mát mẻ, se lạnh từ các đảo đá trên vịnh. Quê tôi vùng Quảng Ninh_ nơi nổi tiếng với vịnh Hạ Long thơ mộng được công nhận là di sản thiên nhiên của nhân loại. Vịnh Hạ Long là một viên ngọc quý không chỉ của quê tôi mà là niềm tự hào của người dân nước Việt.

Cái tên Hạ Long có từ thuở xa xưa. truyền thuyét kể lại rằng” Một lần, nước ta bị giặc xâm lăng. Trời liền sai mẹ con Rồng xuống giúp nhân dân ta đánh giặc. Trong lúc quân giặc tấn công thì mẹ con rồng ào ào bay tới, thiêu cháy quân thù. Sau chiến thắng, thấy nơi đây phong cảnh thơ mộng mẹ con Rồng đáp xuống đây chơi. Nơi rồng mẹ đáp xuống được gọi là vinhj Hạ Long. Còn nơi rồng con đáp xuống gọi là Bái Tử Long.”

Vịnh Hạ Long thuộc vùng Bắc Bộ Việt Nam. Phía Taay nam giáp với đảo Cát baf, phần giáp đất liền dài khoảng 120 km. vinhj haj Long có khoảng 1969 đảo lớn nhỏ với nhiều tên gọi khác nhau rất kì lạ và độc đáo.Vịnh có diện tịhs khoảng 150 km2. Các đảo trên vịnh chủ yếu là đảo đá vôivaf đảo phiến thạch tập trung chủ yếu ở vịnh Hạ Long. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, tuổi kiến tạo của đảo đá này cũng phải mấy trăm triệu năm. Cách đây khoảng nủa tỉ năm về trước, một phần đất liền bị sụp xuống nước biển tràn vào tạo thành các đảo đá như hiện nay.

Cách thành phố Hạ Long khoảng 8 km là đảo Vạn Cảnh hay còn gọi là đảo Canh độ. Đến thăm đảo, chúng ta như được lạc vào một thế giới thần tiên với hang Đầu Gỗ và động Thiên Cung. Chúng cách nhau khoảng 100 m và thông với nhau bởi những đường đi quanh co uốn lượn.

Du khách đến thăm động Thiên Cung sẽ không khỏi ngỡ ngàng trướ vẻ đẹp của đông_ vẻ đẹp mà tạo hoá đã ban tặng cho nơi đây. Trên vòm động, có nhiều nhũ đá lọng xuống với đủ hình dạng và màu sắc. Có hình trông giống như hai vị Nam Tào và Bắc Đẩu, có hình trông giống như các cô tiên đang nhảy múa. Có hình trông giống như hình anh những cụ già đang ngồi đánh cờ giưua khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, thơ mộng có cỏ cây, hoa lá, muông thú… Những núi đá vôi nhiều màu sắc trông rất lung linh và huyền ảo: xanh có, đỏ có, tím có… heets đông Thiên Cung du khách sẽ bươc sang hang Đầu Gỗ. Nơi đây đã từng ghi dấu chiến công oanh liệt của Trần Hưng Đạo khi đánh tan quân Mông Nguyên. Cửa hnag ở lưng chừng núi. Trong hang có nhiều đá lởm chởm. Vách đá thẳng đứng, lòng hang tôi mờ, sâu thẳm, thỉnh thoảng mới có tia sáng len lỏi wa vòm động chiếu vào. Đứng trước cửa hang , phóng tầm mắt ra xa du khách sẽ tha ahoof ngắm cảnh trời mây non nước. Tất cả đã tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp. Bức tranh ấy có cái náo nhiệt của con người, có những con thuyền dập dềnh trên mặt nước, có làn nước trong xanh… Đặc biệt, bức tranh thiên nhiên trở nên sống động hơn khi có cái hơi lạnh của đá hoà quyệ với tất cả cảnh vật.

Thú vị nhất là lúc được đi thuyền ra ngắm các đảo đá. Gió từ biển thổi vào mát mẻ trong lành cùng với hương thơm của hoa cỏ trên đảo đã tạo nên vẻ đẹp quyến rucx lòng nguoiwf. THoạt nhì tuonwngr chừng đảo đá có vẻ âm u đơn điệu sẽ làm cho du khách thất vọng khi ra xem. Nhưng càng lại gần vẻ đẹp của đảo càng hiện ra rõ nét. các đảo hiện ra với những hình thù kì quái, được biết đến với nhiều tên gọi độc đáo như: hòn Đại Bàng, hòn Con Cóc, hòn Yên Ngựa ..và các đoả như: đảo oong Lão Vọng….Đi từ kì lạ này đến hết kì lạ khác HL đã cuốn hút du khách đến thă,. Chính vì vậy lượng du khách đến Hạ Long ngày càng đông .

Không chỉ say mê các du khách, vịnh HL còn thu hút rất nhiều nhà khoa học đến đây nghiên cứu. Vì ở đây có hệ sinh thái rất phong phú và đa dạng: rừng ngập mặn, rừng cây nhiệt đới… Đến với vịnh HL du khách không chỉ được ngắm các cảnh đệp thiên nhiên mà còn được sống lại những giây phút hoà hùng của một thời đại oai hùng trong kịch sử nước nhà. Ngày 17_2_1994 tại Thái Lan, hội đông di sản thiên nhiên thế giới chính thức công nhận HL là di sản thiên nhiên của toàn nhân loại_ viên ngọc bích của vùng biển Đông Bắc Việt nam

Nếu như Lăng Chủ Tịch gợi nhắc chúng ta về công lao to lớn của Bác Hồ vĩ đại, Văn Miếu …nhắc nhở đến nền văn hiến lâu đời của dân tộc thì vịnh HL gợi nhắc chúng ta nhớ đến vị anh hùng TQT trong chiến thắng chống Mông Nguyên. Vịnh HL sẽ tiếp tục được gìn giữ như 1 minh chứng hùng hồn cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của toàn dt. Và 1 tương lai không xa chúng ta đều hi vọng vịnh HL được công nhân là di sản văn hoá thế giới.


LIEN HE - HO TRO
phone : 01674639684
e-mail : S2loveiu4ever



80s toys - Atari. I still have